Tin Tức

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Gọn, Hay Nhất và Mới Nhất 2022

Đăng bởi Tùng Dzũ vào lúc 04/04/2022

 Lăng Khải Định được hoàn thành vào năm 1931, một sự pha trộn kiến trúc của Pháp và Việt Nam. Hôm nay, A32danang.com sẽ chia sẻ cho các bạn bài thuyết minh về Lăng Khải Định cho hướng dẫn viên và những người chưa có dịp ghé thăm nơi này.

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Gọn, Hay Nhất và Mới Nhất 2022

Xem thêm:

Xác định vị trí đứng thuyết minh Lăng Khải Định ( Ứng Lăng)

Vị trí 1 : Bi Đình

Vị trí 2 : Điện Khải Thành

Vị trí 3 : Mộ Vua 

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định

- Đối tượng khách : Hội cựu chiến binh

Xin kính chào quý đoàn, cháu là ……., hướng dẫn viên của điểm tham quan lăng Khải Định. Hôm nay rất vinh dự được là người đồng hành cùng quý đoàn.

Đầu tiên cho cháu xin chúc cả đoàn có chuyến tham quan vui vẻ và ý nghĩa ạ.

Thưa cô chú, lộ trình chúng ta tham quan ngày hôm nay sẽ di chuyển qua khu vực sân Tả /Hữu tùng tự, tiếp đó đến sân chầu & nhà bia. Và cuối cùng là Cung Thiên Định.

Với lộ trình trên chúng ta sẽ tham quan lăng trong vòng 60 phút

Các cô chú lưu ý khi tham quan cần đi theo đoàn, không sờ vào các hiện vật trong lăng, lên xuống bậc thang cẩn thận và chú ý đội mũ ngoài trời nắng để đảm bảo sức khỏe trong suốt chuyến tham quan. Bây giờ xin mời đoàn di chuyển lên khu vực phía trên ạ.

Mở bài thuyết minh lăng Khải Định

Hiện giờ chúng ta đang ở KV sân Tả/ Hữu tùng tự.Thưa cô chú, theo quan niệm “Nhất vị trị lăng” Các vua thời Nguyễn khi đăng cơ đều xây dựng lăng tẩm cho mình. Triều Nguyễn với 9 chúa, 13 vua nhưng do biến động của lịch sử nên ở Huế chỉ có 7 khu lăng (đặt thi hài) tẩm (các công trình để vua đến tiêu khiển khi còn sống).

So với lăng của các vua tiền nhiệm, thì lăng Khải Định có 4 cái nhất :

(1) Diện tích khiêm tốn nhất

(2) Tốn nhiều công sức tiền của nhất

(3) Thời gian hoàn thành lâu nhất

(4) Kết hợp nhiều trường phái kiến trúc nhất

Cũng là lăng tẩm cuối cùng của vua triều Nguyễn.

Thân bài thuyết minh lăng Khải Định

Vua Khải Định

 Xin hỏi các cô chú trong đoàn, trước khi đến với Lăng Khải Định có ai tìm hiểu thông tin về vua KĐ chưa ạ ? (Trả lời)

Vua Khải Định (1885-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Ông lên ngôi năm 1916 lấy niên hiệu là Khải Định và trị vì trong 10 năm.

Khải Định là một vị vua có nhiều sở thích kì lạ, tự sáng chế y phục, chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt. Điều này ảnh hưởng rất rõ trong kiến trúc lăng của ông và người đời ví như cái lồng sơn son thiếp vàng sặc sỡ.

Lịch sử xây dựng lăng:

Lăng  bắt đầu được xây dựng vào năm 1920    kéo  dài  trong  11  năm . Vị trí của lăng  đảm bảo đầy đủ các yếu tố về phong thủy: Tiền án, tả thanh long, hữu Bạch Hổ, minh đường, hậu chẩm.

Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ tăng thuế điền 30% trên cả nước. Hành động này của Khải Định bị lịch sử lên án gay gắt và sự ca thán của người dân, bởi vậy có câu:

“Châu Ê ơi hỡi Châu Ê

                               Khi đi thì có khi về thì không”      

Về kiến trúc lăng:

Khải Định là ông vua rất sính ngoại, ông thích những nét đẹp hiện đại của văn hóa phương Tây nên kiến trúc lăng kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ điển và hiện đại.

Trong quần thể lăng tẩm, nếu như các lăng khác được xây dựng bằng gạch vôi vữa thì lăng Khải Định được xây dựng bằng ximăng, sắt, thép. Sự  xâm  nhập  của  nhiều trường  phái  kiến  trúc:  Ấn  Độ  giáo,  Phật  giáo,  Roman,  Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ cổng hình tháp  ảnh  hưởng  từ  kiến  trúc  Ấn  Độ;  trụ  biểu  dạng  stoupa  của  nhà  Phật;  hàng  rào  như những cây thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Sân chầu, nhà bia & trụ biểu:

Cô chú quan sát ở đây là 4 dãy tượng gồm quan văn, quan võ, voi, ngựa cùng chầu nhà vua. Điều đáng chú ý là các bức tượng quan văn quan võ ở đây đều thấp hơn rất nhiều so với chiều cao người bình thường phải không ạ?. Bởi vì vua Khải Định của chúng ta là người cũng rất thấp bé nên tượng quan không thể cho xây cao hơn chiều cao của vua được.

Bia Thánh Đức Thần Công thường được người con viết về công đức của cha mình. Nhưng bài văn bia ở đây lại do một quan cận thần viết vì Vua Bảo Đại không giỏi chữ Hán do ông sang Pháp du học từ bé. Bài văn bia kể lại tất cả các công trình kiến trúc được xây dựng dưới quần thể lăng này , tính cách và cuộc đời của vua cha.

Hai bên của quý khách là 2 trụ biểu- dấu hiệu để nhận biết lăng tẩm, khi người dân thấy các trụ biểu như thế này thì không được phép xâm phạm.

lăng Khải Định

          Mời cả đoàn chúng ta di chuyển lên tham quan công trình kiến trúc chính của lăng chính là Cung Thiên Định:

Thưa các cô chú, Cung Thiên Định là kiến trúc chính của lăng Khải Định, và nằm ở vị trí cao nhất, nơi mà tài hoa của những người thợ được phô diễn. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:

-          2 bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng

-          Giữa là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định

-         Bên trong của Điện Khải Thành là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới

-         Trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố.

Nét thu hút nhất của ở đây là nghệ thuật trang trí & khảm sành sứ

Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh nhập từ Nhật Bản, Trung Hoa: Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, vương miện... ; kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis,.... Đây là mô tip trang trí đông tây kết hợp.

Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Đây là một trong số những điều đặc biệt của lăng về nghệ thuật khảm sành sứ.

Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị văn hóa, nghệ  thuật    còn  đề  cập  đến  vấn  đề  nhận  thức,  chủ  đề    tưởng  của  công  trình    ý muốn của nhà vua. Điều đặc biết trong điện Khải Thành là hàng trăm chữ Vạn - được đắp bằng thủy tinh xanh trên tường, đây là biểu trưng của nhà Phật

           Cửu Long Ẩn Vân

 Bức tranh Cửu Long Ẩn Vân là một tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định của nghệ nhân Phan Văn Tánh. Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì giá trị nghệ thuật mà còn nổi tiếng về những câu chuyện xoay quanh nó.

(Một lần Vua Khải Định đến để xem tranh thì thấy ông Phan Văn Tánh vẽ rồng lên những bức tranh, tuy nhiên ông dùng chân để vẽ chứ không dùng tay. Khi nhà vua đến, mọi người đều dừng làm việc xuống nghênh tiếp nhà vua, riêng ông Phan Văn Tánh vẫn cứ mê mải vẽ trên trần nhà. Khải Định nghĩ rằng ông này đã không coi trọng nhà vua,  và ngay cả con rồng thể hiện uy quyền sức mạnh của nhà vua mà ông lại dùng chân để vẽ. Nhà vua tức giận cho gọi Phan Văn Tánh xuống để hỏi tội. Khi tụt xuống đất, ông Tánh giải thích với nhà vua: "Sở dĩ hạ thần không xuống nghênh tiếp nhà vua vì mất rất nhiều thời gian mà công trình sẽ không hoàn thành như nhà vua đã đưa ra. Còn lý do thứ hai hạ thần phải vẽ bằng chân vì nếu vẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần, mà muốn nhìn độ đậm nhạt một cách hoàn hảo của một bức tranh có quy mô lớn như vậy thì phải vẽ bằng chân. Phải nhìn từ xa mới thấy rõ. Sau khi nghe người thợ đưa ra những lý do như vậy, mặc dù giận nhưng nhà vua không còn lý do gì để trách, Khải Định quay lại bảo với ông Tánh: "Nếu như Việt Nam này có hai Phan Văn Tánh như nhà ngươi thì ta sẽ chặt đầu nhà ngươi".)- mỗi người tự tóm tắt ngắn gọn nhất theo độ dài thời gian trong slide: 50s

Mời cả đoàn di chuyển vào khu mộ vua

Đặc biệt chúng ta thấy ở đây, bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920 theo yêu cầu của nhà vua. Cô chú hãy quan sát bức bửu táng phía trên đi ạ, nhìn rất mềm mại đúng không cô chú, nhưng thực chất được làm bằng xi măng cốt thép với trọng lượng trên 1 tấn. Phía  sau tượng vua có hình ảnh vầng  mặt  trời  đang  lặn  như  biểu  thị  vua băng hà.

Một điều rất đặc biệt là trong hệ thống các lăng tẩm, vị trí chôn cất thi hài của nhà vua thường không biết rõ chính xác; điều này ngược lại ở lăng KĐ, dưới chỗ đặt bức tượng sâu 9m là nơi chôn cất thi hài của nhà vua.

Lăng vua Khải Định

Kết bài thuyết minh Lăng Khải Định

Đoàn chúng ta vừa tham quan các công trình kiến trúc trong lăng để cảm nhận về lâu đài vĩnh hằng của vua Khải Định với giá trị lớn lao về kiến trúc và văn hóa. Đó là công lao xây dựng của vương triều nhà nguyễn và sự bảo tồn của ban quản lý di tích. Vì thế chúng ta cần trân trọng gìn giữ tài sản vô giá này.

Cảm ơn các cô chú đã lắng nghe và bây giờ là thời gian tham quan tự do của đoàn; đúng 10h30 cô chú vui lòng di chuyển xuống khu vực bãi đậu xe để trở lại khách sạn ạ.

 Vậy là các bạn đã cùng A32danang.com tìm hiểu về bài thuyết minh về lăng Khải Định dành cho hướng dẫn viên. Nếu các bạn còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:


A32danang.com 

Nhận xét