Tin Tức

Bài Thuyết Minh Về Đại Nội Huế Ngắn Gọn, Hay Nhất Và Mới Nhất 2022

Đăng bởi Tùng Dzũ vào lúc 04/04/2022

 "Đại Nội Huế" là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn. Tổ chức UNESCO đã công nhận "Đại Nội Huế" là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Hôm nay A32danang.com sẽ chia sẻ cho các bạn bài thuyết minh về Đại Nội Huế, một tư liệu hữu ích cho các bạn hướng dẫn viên du lịch.

Dàn ý bài thuyết minh về Đại Nội Huế

Xem thêm:

Dàn ý bài thuyết minh về Đại Nội Huế

ĐẠI NỘI:

1.     Xin chào các bạn sinh viên đại học Hà Nội, đã đến với cố đô Huế mộng mơ. Xin tự giới thiệu, tôi là Mỹ Dung, TMV tại điểm. Trước khi vào tham Đại Nội, xin lưu ý, các bạn phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích nơi đây. Thời gian tham  quan của đoàn là 2 tiếng. Bây giờ là 8 h, chúng ta sẽ kết thúc tham vào lúc 10 h.

2.     Bây giờ, đoàn chúng ta đang có mặt tại Đại Nội Huế,  công trình kiến trúc đồ sộ và đẹp nhất của Việt Nam thời phong kiến, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc quân sự Việt Nam thế kỉ XIX. Vào năm 1993, Huế được UNESCO ghi vào danh mục DSVHTG, với tiêu chí 3 và 4: đó là bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất, mà đỉnh cao là đầu thế kỷ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

3.     Do hạn chế về thời gian, hôm nay, chúng ta sẽ tham quan  một số kiến trúc nổi bật của Đại Nội là Ngọ Môn, Điện Thái Hòa và Thế Miếu.

Đại Nội Huế

Ngọ Môn

1.     Các bạn thân mến, Kinh thành Huế hội đủ các yếu tố của thuyết phong thủy, được bắt đầu xây dựng từ năm 1804, và hoàn chỉnh vào năm 1833.  Kinh thành xây dựng theo lối thành Vauban, một kiểu thành quân sự của phương Tây thế kỉ 19. Kinh thành gồm có 3 vòng thành. vị trí mà đoàn chúng ta là Hoàng thành. Bên trong Hoàng thành là hàng trăm kiến trúc được bố trí theo nguyên tắc đối xứng qua trục : Các kiến trúc chính yếu nằm trên trục này.

2.     Hoàng thành có 4 cửa.  Cửa lớn nhất, quan trọng nhất và đẹp nhất là Ngọ Môn. Và bây giờ để hiểu được giá trị của di tích này, mời các bạn vào Ngọ Môn.

3.     Ngọ môn là bộ mặt của Hoàng thành. Ngọ Môn, có nghĩa Cổng xoay về hướng Ngọ -  hướng Nam. Theo quan niệm của phong thủy phương Đông thì hướng Nam là hướng dành cho bậc vua để  cai trị thiên hạ. Ngọ môn được thiết kế theo hình chữ U, bao gồm 5 lối ra vào: lối chính giữa, lớn nhất, dành cho vua đi; hai bên Tả Giáp MônHữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ. Kế bên là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu.

4.     Ngọ môn chia thành hai phần, Phần đài và lầu Ngũ Phụng. Phần đài, xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau, tạo thế vững chãi cho công trình. Lầu ngũ Phụng có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim.  Bộ mái, được lợp bằng ngói Hoàng Lưu Ly và Thanh lưu ly. Lẫu ngũ Phụng,  là nơi tổ chức các đại lễ của triều đình ngày trước.  So với Thiên An Môn của Trung Quốc, thì Ngọ Môn là kiến trúc mềm mại và trang nhã  hơn.  

Ngọ môn Huế

Như vậy, đoàn chúng ta vừa tham quan xong Ngọ Môn. Nếu Ngọ Môn là kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao nhất của Hoàng thành. Thì Điện Thái Hòa là biểu tượng quyền lực cao nhất của vương triều Nguyễn. Và bây giờ mời các bạn tiếp tục tham quan Điện Thái Hòa.

Điện Thái Hòa

1.     Vị trí chúng ta đứng  là trong không gian của điện Thái Hòa, công trình được xây dựng theo lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”.  Đó là mái nhà được liên kết với nhau bởi 1 vì vỏ cua. Kiến trúc điện tuy không đồ sộ và hoành tráng như điện Thái Hòa của Thiên An Môn Trung Quốc,  nhưng theo  lối trang trí kiến trúc “nhất thi nhất họa” (1 bài thơ gắn với 1 bức tranh) đã phản ánh 1 truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc và tâm hồn thi sĩ của các vua Nguyễn.

2.     Nằm ở vị trí trang trọng nhất trong điện là Ngai vàng. Đố các em, vì sao ngai vàng, biểu tượng linh thiêng của 1 nước mà lại bé nhỏ như vậy không? Câu trả lời đơn giản là, ngai vàng được đúc từ thời vua Gia Long, thời kỳ đất nước còn nghèo, các vị vua tiếp sau, tuy kinh tế được cải thiện, nhưng không đúc lại ngai vàng khác to hơn.  Vì tâm linh các vua cho rằng, đúc lại ngai vàng có ý nghĩa thay đổi cả 1 triều đại.

3.     Ngai vàng được đặt trên 1 bệ 3 cấp, biểu tượng cho thuyết tam tài với khát vọng “thiên thời địa lợi nhân hòa”, như chính cái tên gọi Điện Thái Hòa thể hiện.

4.     Khu vực phía sau  điện Thái Hòa, đang có sa bàn giới thiệu tổng thể kiến trúc kinh thành Huế, đoàn chúng ta có 10 phút để xem sa bàn, nghỉ ngơi và xem phim 3D giới thiệu về kinh thành.

5.     Các em thân mến, vậy là đoàn chúng ta vừa tham quan xong Ngọ Môn và Điện Thái Hòa. -Qua đó chúng ta hiểu được, các giá trị kiến trúc gắn liền với hoạt động triều chính của các vua. Điểm khác biệt của kinh thành Huế, là  ngoài những công trình gắn liền với hoạt động hành chính, còn có những công trình gắn liền với chức năng thờ tự phản ảnh đời sống tín ngưỡng của các vua. Để hiểu rõ về điều này, đoàn chúng ta tiếp tục tham quan Thế Miếu – Một công trình tâm linh, nằm phía nam của kinh thành. 

Điện Thái Hòa

Thế Miếu

1.     Đoàn chúng ta đang đứng trước Thế Miếu - kiến trúc tâm linh nơi thờ 10 vị vua nhà Nguyễn. Các em có biết tại sao triều Nguyễn có tất cả 13 vua, nhưng chỉ có 10 vua được thờ trong Thế Miếu? Sở dĩ như vậy, vì có 3 vua bị phế đế nên không được thờ. Việc xây dựng Thế miếu của các vị vua triều Nguyễn, thể hiện sự trân trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc.

2.     Phía trước thế miếu là  Cửu Đỉnh, tương ứng với  9 án thờ các vị vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu. Cửu Đỉnh là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng và thể hiện khát vọng về sự trường và lòng tự hào dân tộc của các vua Nguyễn.

Thế Miếu

          Như vậy, đoàn chúng ta đã được tham quan Đại Nội Huế, với ba công trình nổi bật nhất của Đại Nội, đó là Ngọ Môn, Điện Thái Hòa và Thế Miếu. Hy vọng rằng, qua chuyến tham quan này các em hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử văn hóa, cùng những thành tựu về nghệ thuật kiến trúc, cũng như hoạt động triều chính và tâm hồn của  các vua Nguyễn.  Qua đó, Cô hy vọng các em hiểu được giá trị vô giá di sản cha ông để lại, sẽ cùng chung tay bảo tồn và phát huy những giá trị  di sản. 

Bài Thuyết Minh Về Đại Nội Huế Ngắn Gọn, Hay Nhất Và Mới Nhất 2022

Các em thân mến, Huế không chỉ có mỗi Đại Nội mà còn có hàng trăm điểm tham quan khác có giá trị như lăng tẩm, chùa chiền và du lịch sinh thái.   Cô hy vọng rằng, sẽ được tiếp tục phục vụ các em trong các chuyến tham quan tiếp theo tại xứ Huế, đất thần kinh. Tạm biệt các em, chúc các em sức khỏe và  học tập tốt!

Vậy là các bạn đã cùng A32danang.com khám phá và tìm hiểu bài thuyết minh về kinh thành và đại nội Huế. Nếu còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

A32danang.com 


 

 

Nhận xét